Tổ chức Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam

Đại hội Đại biểu toàn quốc

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo Chủ nghĩa Marx-Lenin với nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội Đại biểu toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghị quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội.[29]

Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần để xác định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đại hội bất thường khi cần. Đồng thời Đại hội Đảng bộ Quân đội cũng tổ chức 5 năm 1 lần bầu ra Đảng ủy Quân sự Trung ương, gồm có một số ủy viên do Bộ Chính trị phân công và các ủy viên trong quân đội để lãnh đạo đường lối quân sự của Đảng đề ra.[29]

Đại hội Đại biểu toàn quốcThời gianĐịa điểmSố đại biểuSố đảng viênSự kiện
Lần thứ I27 - 31/3/1935Áo Môn13600Thực hiện phong trào Cộng sản ở ba xứ Đông Dương
Lần thứ II11 - 19/2/1951Tuyên Quang158 (53 dự khuyết)766.349Đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.
Lần thứ III05 - 12/9/1960Hà Nội525 (51 dự khuyết)500.000Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng miền Nam
Lần thứ IV14 - 20/12/1976Hà Nội10081.550.000Đại hội đầu tiên sau thống nhất, lấy lại tên là đảng Cộng sản Việt Nam
Lần thứ V27 - 31/3/1982Hà Nội10331.727.000Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trước tình trạng chiến tranh cục bộ.
Lần thứ VI15 - 18/12/1986Hà Nội1129~1.900.000Khởi xướng chính sách Đổi Mới
Lần thứ VII24 - 27/6/1991Hà Nội11762.155.022Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, tiếp tục phát huy kinh tế và đẩy mạnh mở cửa quan hệ ngoại giao về mọi mặt trong chính trị - xã hội.
Lần thứ VIII28 - 01/7/1996Hà Nội11982.130.000Tổng kết các hoạt động Cộng sản vào thế kỷ XX, xây dựng chủ trương của Đảng vào thế kỷ XXI.
Lần thứ IX19 - 22/4/2001Hà Nội11682.479.719Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm, bắt đầu giai đoạn đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010.
Lần thứ X18 - 25/4/2006Hà Nội1176~3.100.000Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm lần 2, đưa đất nước ra khỏi kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020 xây dựng đất nước thành nước công nghiệp hóa.
Lần thứ XI12 - 19/1/2011Hà Nội1377~ 3.600.000Phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Lần thứ XII20 - 28/1/2016Hà Nội1510~ 4.500.000Phấn đấu sớm đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại
Lần thứ XIII2021Hà Nội

Ban Chấp hành Trung ương

Giữa 2 kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương gồm:

  • Tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ đảng, các nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng đảng; chuẩn bị đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ tiếp theo, đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).
  • Bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số Ủy viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định số lượng Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
  • Triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc thường lệ 5 năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp Ủy trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường.

Các cơ quan trung ương tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương bao gồm:

Các đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương bao gồm:

Các Đảng bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương bao gồm

Bộ Chính trị

Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

Các thành viên trong Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương bầu ra. Bộ Chính trị gồm các ủy viên chính thức và có thể có các ủy viên dự khuyết.

Trên thực tế Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, là cơ quan quyết định và thi hành các chính sách chủ chốt của Đảng.

Các bạn chỉ đạo trung ương trực thuộc Bộ Chính trị bao gồm:

Ban Bí thư

Ban Bí thư là một cơ quan giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định một số vấn đề theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương.

Thành phần Ban Bí thư gồm có Tổng Bí thư, một số Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số Ủy viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên xem xét phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức các đảng viên là cán bộ cao cấp, các vụ việc tiêu cực liên quan đến các đảng viên cao cấp.

Điều 32 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp như sau:

  1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
  2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
  3. Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
  4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.
  5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.
  6. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.

Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.

Sơ đồ tổ chức hệ thống chính trị Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vanki... http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vanki... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2006/04/3b9e8e64/ http://web.archive.org/web/20090205172555/http://l... http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p=&id=... http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-li... http://www.dangcongsan.vn